28 thg 5, 2014

Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua laptop không sợ bị luộc đồ


  • Kiểm tra máy còng nguyên tem niêm phong thùng của nhà sx 
  • Kiểm tra số SN, PN, Servicetag của máy từ ngoài thùng vào trong đáy máy vào tới Bios của máy Khớp nhau hết là ok. 
  • Lấy số SN, PN, Servicetag của máy lên website của hãng để check ra thông tin máy nữa là yên tâm. 
  • Link kiểm tra hàng của các hãng đây: 
    • IBM http://www-307.ibm.com/pc/support/s.../downloadsDriversLandingPage.vm&validate=true 
    • DELL http://supportapj.dell.com/support/...rt/my_systems_info/en/details?c=au&l=en&s=dhs 
    • HP http://www11.itrc.hp.com/service/ewarranty/warrantyInput.do?admit=109447626 1230811932814 28353475 
    • Toshiba http://www.csd.toshiba.com/cgi-bin/...ignore_sn=true&ct=CF&Center=EntitlementLookup Sony https://productregistration.sel.sony.com/app/home.htm?tid=852567

B1: Yêu cầu người bán cam kết cấu hình phải còn nguyên bản (có nghĩa là còn nguyên bản của nhà sản xuất). 

B2: Kiểm tra niêm phong thùng hàng (BP khuyên rằng Qúy khách nên mua hàng còn NGUYÊN NIÊM PHONG, ở Việt Nam nếu hàng KHÔNG còn NIÊM PHONG vì bất cứ lý do gì thì có tới 95% là máy CŨ). Trường hợp niêm phong đã bị bóc Qúy khách nên kiểm tra thật kỹ trước khi thanh toán.

B3: Kiểm tra các thông tin in ngoài thùng: Đối với Toshiba, HP, IBM kiểm tra Model máy, Part Number, Số serial, made in... v.v... (nếu niêm phong thùng máy bị bóc thì nhất thiết niêm phong dán bên ngoài túi nylon bọc máy phải còn, niêm phong này bị bóc thì tới 99% là máy tân trang lại - REFURBISHED); đối với Sony Vaio kiểm tra Model máy, made in..., cấu hình chính v.v...; đối với Dell kiểm tra số Service Tag, ngày sản xuất, nơi sản xuất v.v... Yêu cầu các thông tin này phải trùng khớp với thông tin ghi sau máy. 

B4: Yêu cầu người bán in cho một bản mã số máy, mã số linh kiện của hàng hóa định mua trực tiếp trên web site của nhà sản xuất - điều này VÔ CÙNG QUAN TRỌNG -nếu vì bất kỳ lý do gì người bán không tiết lộ điều này chắc chắn 99% là hàng kém chất lượng (sau bước này Qúy khách sẽ có một bản danh mục linh kiện phụ tùng để kiểm tra)
B5: Đối chiếu mã hiệu số hiệu của máy, của bộ nạp điện, PIN, ổ DVD, RAM, ổ HDD v.v... với mã hiệu, số hiệu của chính linh kiện đó được liệt kê trong bảng danh mục ở bước 4. Nếu có bất kỳ mã hiệu, ký hiệu nào không khớp chứng tỏ hàng đã bị thay thể, sửa đổi, chất lượng không còn nguyên bản của nhà sản xuất. 

B6: So sánh giá cả sản phẩm, giá cả dịch vụ v.v..., nếu giá của sản phẩm quá thấp so với mặt bằng chung của thị trường Qúy khách cần kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng hàng hóa để đảm bảo không mua phải hàng REFURBISHED, hàng cũ làm lại, hàng bị "LUỘC ĐỒ", hàng tân trang; hoặc kiểm tra xem có hàng hay không? thông tin có xác thực hay không? để đánh giá độ tin cậy của nhà cung cấp. Đặc biệt đối với những đồ khuyến mại người bán có NÊU TRỊ GIÁ thì cần phải xem xét cho thật kỹ lưỡng xem giá trị thực của mặt hàng khuyến mại đó trên thị trường trị giá bao nhiêu? người bán có đồng ý TRỪ ĐÚNG LƯỢNG TỀN như vậy trong trường hợp Qúy khách không muốn lấy khuyến mại không? (trường hợp do hãng khuyến mại thì thường không ghi giá trị). Nếu mọi thông tin từ người bán đều TRUNG THỰC, không có bất kỳ một chi tiết nào nhằm LỪA DỐI khách hàng, Qúy khách hoàn toàn có thể tin tưởng và ra quyết định mua hàng. 

 * Một điều đáng lưu ý khi chọn máy nữa là về Ram: Nếu những máy nào gắn ram 1G thì nên kiểm tra kỹ xem 2 cây 512 hay là 1 cây 1G. Nếu là 2 cây 512 thì yêu cầu nơi bán đổi cho bạn thành 1G để tiện cho việc nâng cấp về sau. (512M bus 667 giờ cho không ai lấy cả) 

 * Lợi ích mua laptop còn nguyên niêm phong thùng. 
+ Được dùng sản phẩm mới 100% không sợ bị nhầm lẫn sang hàng Refurbished ( hàng loại 2 loại 3 ) Vì ngoài thùng và đáy máy có tem mác của hãng ghi rất rõ ràng. 
+ Được tự mình kiểm định sản phẩm và là người đầu tiên dùng đúng nghĩa hàng new 100% 
+ Được hưởng các chính sách khuyến mãi của hãng như tặng thêm Tai nghe (tai phone nghe nhạc ),___ card xem tivi___, túi chống sock xịn.... Mà những thứ này ở laptop đã bung thùng thường không có được tới tay khách hàng.

 * Lưy ý tiếp theo là NÊN CHECK KỸ MÀN HÌNH KIỂM TRA ĐIỂM CHẾT (dead pixel) cho dù là máy mới nhập trực tiếp từ USA về thì rùi ro vẫn có thể xảy ra.

Thông tin bổ sung - chọn cạc màn hình : 

Chi tiết nữa xem tại đây: http://www.notebookcheck.net/Mobile-Graphics-Cards-Benchmark-List.844.0.html

(Nguồn: Saigonlab - http://windowsvn.net/threads/6570/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét