29 thg 5, 2014

Vạch trần trò đánh tráo linh kiện

Đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, không ít đại lý, cửa hàng, công ty tin học kinh doanh laptop đã tìm cách “bớt xén” linh phụ kiện trước khi bán cho người dùng. Bài viết chỉ nêu lên một khía cạnh nhỏ với chiêu thức đang được áp dụng khá phổ biến trên thị trường laptop hiện nay, mà chủ yếu là nhằm làm rối khả năng phân tích và nhận xét về sản phẩm của người dùng. 




Lập lờ đánh lận con đen 

Thông thường các hệ thống máy bộ desktop (máy để bàn) được công bố cấu hình một cách khá rõ ràng, đặc biệt là những thương hiệu uy tín, có lẽ vì với máy để bàn người dùng dễ dàng kiểm tra chính xác các thông số kỹ thuật. Tuy nhiên, các cấu hình laptop trên thị trường dường như khó thấy sự khác biệt giữa các model na ná nhau, bởi ngay cả với chính mỗi hãng cũng đã có rất nhiều model với số lượng cấu hình phần cứng tương đương, khiến ngay cả người dùng giàu kinh nghiệm cũng có thể hoa mắt và cần thời gian để xem xét. Bỏ qua chuyện đó, vấn đề ở đây là trên thị trường, cùng một model sản phẩm nhưng lại có nhiều cấu hình và mức giá khác nhau giữa các cửa hàng, công ty tin học bán lẻ.  
Đôi khi sự khác biệt đó được nói né đi, “lập lờ đánh lận con đen” và chỉ đến khi sau một thời gian sử dụng, kiểm tra kỹ lưỡng người dùng mới biết mình mua hớ hoặc không được hưởng những chính sách phải có từ chính hãng cho các linh kiện, thiết bị mình đã mua như: chế độ bảo hành, khuyến mãi, hỗ trợ kỹ thuật... 

Có hai cách thức “hô biến” linh kiện chủ yếu hay được nơi bán hàng sử dụng:

1. Tráo đổi linh kiện: Những công nghệ mới luôn đắt tiền hơn công nghệ cũ. Hãy hình dung việc thay đổi một bo mạch Wi-Fi chuẩn N (giá ~1.00USD) bằng một bo mạch Wi-Fi chuẩn G (giá ~50USD), phần chênh lệch đó người dùng được lợi hay là nơi bán hàng?! Các linh kiện đắt tiền hơn đã bị thay đổi và thế vào đó là sản phẩm rẻ tiền hơn mà rất ít người dùng đủ kinh nghiệm nhận biết được sự thay đổi này. 

Cụ thể hơn: một máy laptop có cấu hình là ổ cứng 7200 rpm hay bo mạch Wi-Fi N hoặc ổ DVD-RW, nhưng khi người dùng mua lại là ổ cứng 5400 rpm hay Wi-Fi G hoặc ổ quang chỉ còn là ổ combo DVD-CDRW. Tất nhiên phần giá trị chênh lệch đã bị thất thoát vào tay nơi bán hàng “không tốt”.

Bạn nên biết:
- Ổ DVD-RW có giá ~60-80USD, trong khi ổ combo DVD/CD-RW giá chỉ ~30-40USD. 
- HDD 320GB 7200rpm/16MB cache có giá ~ 100-120USD, trong khi HDD 320GB 5400rpm/8MB cache giá chỉ ~ 60-70USD. 
- Bo mạch Wi-Fi chuẩn G giá chỉ tầm 15-25USD trong khi với chuẩn N bạn sẽ phải chi không dưới 40USD.​
2. Tháo bớt linh kiện: Bo mạch Bluetooth hay RAM là những thành phần linh kiện hay bị tháo bớt hoặc tráo đổi nhất. Với RAM, nhu cầu ngày càng lớn từ người dùng khiến các thanh RAM dung lượng thấp có giá rất thấp, nếu bị tháo bớt hoặc thay thế linh kiện này thì người dùng vừa bị thiệt hại về vật chất lẫn khả năng nâng cấp về sau khi nhu cầu cao hơn.

Ví dụ: cấu hình chuẩn của một hệ thống là 1GB RAM, nhưng giá của thanh RAM 1GB đôi khi cao gấp bốn lần so với thanh RAM 512MB. Như vậy chỉ với việc gắn hai thanh RAM 512MB vào hệ thống có cấu hình 1GB RAM thì nơi bán hàng đã có chút chênh lệch, người dùng sau này cần nâng cấp rất khó tận dụng các thanh RAM cũ (thông thường laptop chỉ có hai khe gắn RAM) và việc lãng phí là điều tất yếu. Việc này thường trên các bảng báo giá không được thể hiện, do vậy sẽ rất khó cho người dùng trong việc nhận biết.

Với bo mạch Bluetooth, việc tháo bớt ra rất dễ dàng và nhanh gọn. Không nhiều người dùng quan tâm đến vấn đề này nên khi cần đến đôi khi phải mất một chi phí kha khá để mua lại một bo mạch như vậy.

Bạn nên biết: 
- Giá thanh RAM 512MB (DDR2, 533-667MHz) chỉ ~50.000đ trong khi thanh 1GB sẽ ít nhất 200.000đ.
- Bo mạch Bluetooth gắn trong có giá ít nhất ~15-25USD. 
Tại sao người viết không đề cập đến CPU - thành phần trước đây thường bị thay đổi nhiều?

Hiện nay, nguồn cung các CPU mobile rời ở thị trường bên ngoài khá hạn chế, đi kèm rủi ro cao. Vì thế, ở thời điểm hiện tại việc tráo đổi CPU ở các máy mới rất ít và thường chỉ bị khi người dùng đem máy đi sửa chữa hoặc nói một cách dân dã hơn là… bị luộc. 

Giải pháp 

Cách nhanh nhất để kiểm tra chính xác thông số kỹ thuật của một máy laptop là vào website của nhà sản xuất với thông tin bạn cần có: model máy hay số serial, service tag… 

 • Ổ quang: Hãy kiểm tra thật kỹ giữa sản phẩm thực tế và thông tin trên báo giá, việc kiểm tra từ bên ngoài không khó khăn gì giữa người bán và người mua, do vậy hãy yêu cầu nơi bán cho bạn kiểm tra kỹ. 
• Ổ cứng: Thường thì các thông số phụ của ổ cứng không được thông tin lên phần báo giá, do đó chỉ có một cách để kiểm tra trước thông số này là truy cập website của nhà sản xuất và với sản phẩm thực tế hãy yêu cầu nơi bán đảm bảo cho bạn thông tin này. 

Tại sao lại phải yêu cầu nơi bán đảm bảo cho bạn? 

Trên thực tế chỉ khi một máy laptop đã được bán thì nơi bán mới cho phép “bung win” và sau đó bạn mới có thể kiểm tra được các thông số kỹ thuật chính xác nhất. Vậy hãy hình dung nếu nơi bán không chấp nhận các thông tin mà bạn có! 

Ví dụ, laptop DELL Latitude E6400 thông thường được nhà sản xuất trang bị HDD 80GB SATA2 7200rpm 16MB cache, nhưng nếu ổ cứng trong laptop của bạn chỉ là 5400rpm/8MB cache thôi? 

Thật sự thì sự khác biệt về hiệu năng giữa các ổ cứng 7200rpm/16MB cache và 5400rpm/8MB cache là rất nhiều. Hơn nữa, giá hai loại ổ cứng này chênh lệch nhau ít nhất 30% và không phải lúc nào cũng có thể mua được các ổ cứng loại “VIP” với các thông số kỹ thuật và chất lượng cao như vậy từ thị trường bên ngoài. 

Bo mạch Wi-Fi: Tất nhiên thông tin về bo mạch Wi-Fi chuẩn nào sẽ được thể hiện trên báo giá nhưng chính xác hay không vẫn cần phải kiểm tra lại. Lợi dụng kẽ hở là hiện tại số lượng AP/Router Wi-Fi chuẩn N chưa nhiều nên người dùng thông thường khó nhận biết chính xác Wi-Fi của mình chuẩn nào, nhiều nơi bán đã thay đổi linh kiện này. Sau khi đã có thông tin phần cứng chính xác từ hãng, người dùng sẽ phải dùng các phần mềm kiểm tra thông tin phần cứng của hệ thống để biết chính xác bo mạch Wi-Fi của mình là loại nào.

RAM: Không có giải pháp nào khả thi, tốt nhất vẫn là yêu cầu nơi bán hàng cho biết là hiện tại máy laptop mà bạn định mua có bao nhiêu khe gắn RAM và còn dư khe (slot) hay không! 

Bo mạch bluetooth: Sau khi vào hệ điều hành, người dùng có thể vào phần Device Manager để check thông tin về thiết bị bluetooth. Thông thường nó sẽ nằm trong phần Network adapters. Tất cả các giải pháp đều cần thiết trong quá trình kiểm tra để bảo đảm không mua nhầm một sản phẩm không đúng như vốn dĩ nó phải như vậy. 

Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn những nơi bán hàng uy tín và đi cùng những người bạn nhiều kinh nghiệm có thể tư vấn hoặc kiểm tra giùm mình trong trường hợp cần thiết. 
Theo QUANG NGỌC - eCHIP

28 thg 5, 2014

Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua laptop không sợ bị luộc đồ


  • Kiểm tra máy còng nguyên tem niêm phong thùng của nhà sx 
  • Kiểm tra số SN, PN, Servicetag của máy từ ngoài thùng vào trong đáy máy vào tới Bios của máy Khớp nhau hết là ok. 
  • Lấy số SN, PN, Servicetag của máy lên website của hãng để check ra thông tin máy nữa là yên tâm. 
  • Link kiểm tra hàng của các hãng đây: 
    • IBM http://www-307.ibm.com/pc/support/s.../downloadsDriversLandingPage.vm&validate=true 
    • DELL http://supportapj.dell.com/support/...rt/my_systems_info/en/details?c=au&l=en&s=dhs 
    • HP http://www11.itrc.hp.com/service/ewarranty/warrantyInput.do?admit=109447626 1230811932814 28353475 
    • Toshiba http://www.csd.toshiba.com/cgi-bin/...ignore_sn=true&ct=CF&Center=EntitlementLookup Sony https://productregistration.sel.sony.com/app/home.htm?tid=852567

B1: Yêu cầu người bán cam kết cấu hình phải còn nguyên bản (có nghĩa là còn nguyên bản của nhà sản xuất). 

B2: Kiểm tra niêm phong thùng hàng (BP khuyên rằng Qúy khách nên mua hàng còn NGUYÊN NIÊM PHONG, ở Việt Nam nếu hàng KHÔNG còn NIÊM PHONG vì bất cứ lý do gì thì có tới 95% là máy CŨ). Trường hợp niêm phong đã bị bóc Qúy khách nên kiểm tra thật kỹ trước khi thanh toán.

B3: Kiểm tra các thông tin in ngoài thùng: Đối với Toshiba, HP, IBM kiểm tra Model máy, Part Number, Số serial, made in... v.v... (nếu niêm phong thùng máy bị bóc thì nhất thiết niêm phong dán bên ngoài túi nylon bọc máy phải còn, niêm phong này bị bóc thì tới 99% là máy tân trang lại - REFURBISHED); đối với Sony Vaio kiểm tra Model máy, made in..., cấu hình chính v.v...; đối với Dell kiểm tra số Service Tag, ngày sản xuất, nơi sản xuất v.v... Yêu cầu các thông tin này phải trùng khớp với thông tin ghi sau máy. 

B4: Yêu cầu người bán in cho một bản mã số máy, mã số linh kiện của hàng hóa định mua trực tiếp trên web site của nhà sản xuất - điều này VÔ CÙNG QUAN TRỌNG -nếu vì bất kỳ lý do gì người bán không tiết lộ điều này chắc chắn 99% là hàng kém chất lượng (sau bước này Qúy khách sẽ có một bản danh mục linh kiện phụ tùng để kiểm tra)
B5: Đối chiếu mã hiệu số hiệu của máy, của bộ nạp điện, PIN, ổ DVD, RAM, ổ HDD v.v... với mã hiệu, số hiệu của chính linh kiện đó được liệt kê trong bảng danh mục ở bước 4. Nếu có bất kỳ mã hiệu, ký hiệu nào không khớp chứng tỏ hàng đã bị thay thể, sửa đổi, chất lượng không còn nguyên bản của nhà sản xuất. 

B6: So sánh giá cả sản phẩm, giá cả dịch vụ v.v..., nếu giá của sản phẩm quá thấp so với mặt bằng chung của thị trường Qúy khách cần kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng hàng hóa để đảm bảo không mua phải hàng REFURBISHED, hàng cũ làm lại, hàng bị "LUỘC ĐỒ", hàng tân trang; hoặc kiểm tra xem có hàng hay không? thông tin có xác thực hay không? để đánh giá độ tin cậy của nhà cung cấp. Đặc biệt đối với những đồ khuyến mại người bán có NÊU TRỊ GIÁ thì cần phải xem xét cho thật kỹ lưỡng xem giá trị thực của mặt hàng khuyến mại đó trên thị trường trị giá bao nhiêu? người bán có đồng ý TRỪ ĐÚNG LƯỢNG TỀN như vậy trong trường hợp Qúy khách không muốn lấy khuyến mại không? (trường hợp do hãng khuyến mại thì thường không ghi giá trị). Nếu mọi thông tin từ người bán đều TRUNG THỰC, không có bất kỳ một chi tiết nào nhằm LỪA DỐI khách hàng, Qúy khách hoàn toàn có thể tin tưởng và ra quyết định mua hàng. 

 * Một điều đáng lưu ý khi chọn máy nữa là về Ram: Nếu những máy nào gắn ram 1G thì nên kiểm tra kỹ xem 2 cây 512 hay là 1 cây 1G. Nếu là 2 cây 512 thì yêu cầu nơi bán đổi cho bạn thành 1G để tiện cho việc nâng cấp về sau. (512M bus 667 giờ cho không ai lấy cả) 

 * Lợi ích mua laptop còn nguyên niêm phong thùng. 
+ Được dùng sản phẩm mới 100% không sợ bị nhầm lẫn sang hàng Refurbished ( hàng loại 2 loại 3 ) Vì ngoài thùng và đáy máy có tem mác của hãng ghi rất rõ ràng. 
+ Được tự mình kiểm định sản phẩm và là người đầu tiên dùng đúng nghĩa hàng new 100% 
+ Được hưởng các chính sách khuyến mãi của hãng như tặng thêm Tai nghe (tai phone nghe nhạc ),___ card xem tivi___, túi chống sock xịn.... Mà những thứ này ở laptop đã bung thùng thường không có được tới tay khách hàng.

 * Lưy ý tiếp theo là NÊN CHECK KỸ MÀN HÌNH KIỂM TRA ĐIỂM CHẾT (dead pixel) cho dù là máy mới nhập trực tiếp từ USA về thì rùi ro vẫn có thể xảy ra.

Thông tin bổ sung - chọn cạc màn hình : 

Chi tiết nữa xem tại đây: http://www.notebookcheck.net/Mobile-Graphics-Cards-Benchmark-List.844.0.html

(Nguồn: Saigonlab - http://windowsvn.net/threads/6570/)

12 thg 5, 2014

[Video] Hướng dẫn cài đặt SQL Server 2008 Express with Tools

Video sau hướng dẫn bạn cài SQL Server 2008 Express with Tools

Link download SQL Server 2008 Express with Tools: http://bit.ly/Xb7Pos
  Nguồn: Cosi Tuấn (http://www.youtube.com/watch?v=Q-uMTn87Kyk)

9 thg 5, 2014

Điểm mạnh - Điểm yếu của HTML5 và Flash

Khi bàn về Flash và HTML5, những nhà phát triển thường hay công kích lẫn nhau. Nhưng thật ra HTML5 và Flash tại thời điểm này vẫn có điểm mạnh và điểm yếu, tùy thuộc vào từng mục tiêu, định hướng mà chúng ta sẽ chọn giải pháp nào. Flash và HTML5 có thể tồn tại song song với nhau chứ chưa thể loại trừ lẫn nhau. Sau đây là một vài điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của Flash và HTML5:

Nghề lập trình: Áp lực nhưng nhiều cơ hội

Bạn phải làm quen với cảm giác bất lực và bực bội khi nhìnchăm chăm vào màn hình, sục sạo hàng trăm dòng code cả tuần để tìm lỗi nhiều khi chỉ là một dấu chấm, dấu phẩy... Đó là công việc của lập trình viên.

6 thg 5, 2014

Lựa chọn ngành CNTT: Tôi đã đi lầm đường hay có quá nhiều quyết định sai trái?

Đây là 1 comment của bạn Hoàng Minh Triết đã được anh Hải (http://vovanhai.wordpress.com/) đưa lên thành bài viết, tôi xin phép được trích dẫn bài viết này về blog để chia sẻ với các bạn.

Lưu đoạn chat trong Yahoo! Mail: Tiện ích hay Sai lầm tai hại?

 Việc để người khác biết được nội dung trò chuyện qua Yahoo!Messenger có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng.